Phần 2
THIỀN
TÂM HỶ
Cũng gần giống như thiền tâm từ và thiền tâm bi, thiền tâm hỉ cũng là một trong bốn đề
mục phạm trú có đối tượng là những hữu tình
- Thiền sinh phải hướng tâm đến sự thành
công của những chúng sinh với tác ý: Cầu mong cho họ không phải xa lìa những
thành công đã đạt được.
- Nếu duy trì được tâm hỉ liên tục trong
nhiều giờ không gián đoạn thì thiền sinh sẽ chứng đắc an chỉ định từ sơ thiền đến
tam thiền, nên được gọi là thiền tâm hỉ - tức là sự hoan hỉ liên tục trên sự thành
công của người khác.
- Thiền tâm hỉ bảo vệ thiền sinh:
+ Tránh được những nguy hiểm ở bên
trong (Nó chế ngự được tâm ganh tị với sự thành công của người khác, nên nó không có những lời nói, hành động
và ý nghĩ chống phá những hữu tình khác).
+ Tránh được những nguy hiểm ở bên ngoài
(Nó
hóa giải được sự ganh tị của người khác
với mình nên không bị người chống phá làm hại).
+ Hỗ trợ cho các pháp thiền cao hơn để
đi đến giải thoát (Nó đè nén triền cái về sự ganh ghét, nên tu tập chỉ quán được dễ dàng).
Vì vậy thiền sinh thực hành được pháp thiền tâm hỉ sẽ có một cuộc sống tràn ngập niềm vui.
Phương pháp hành
thiền tâm hỉ:
Lựa chọn đối tượng thích hợp
Thiền sinh cần hướng tâm đến một người cùng phái mà mình
kính mến.
+
Trước tiên thiền
sinh hãy rải tâm từ đến người đó từ sơ thiền đến tam thiền, sau đó rải tâm bi cũng từ sơ thiền đến
tam thiền.
+
Tiếp theo thiền
sinh hành thiền tâm hỉ với tác ý đến sự thành công của người đó ở bất cứ lĩnh vực
nào trong cuộc sống và tưởng niệm: “Cầu mong cho người hiền thiện này không
phải xa lìa những thành công đã đạt được” lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến
khi đắc thiền.
Sự chứng đắc các tầng thiền tâm hỉ cũng tương tự như sự
chứng đắc các tầng thiền tâm từ và tâm bi.
- Sau đó thiền sinh tiếp tục rải tâm hỉ đến
các đối tượng khác như:
+ Người mình kính trọng
+ Người bình thường không yêu, không ghét
+ Người mình ghét
+ Tất cả chúng sinh hữu tình
Hỏi: Có những người
thường xuyên gặp rủi ro bất hạnh, không có sự thành công nào đáng kể thì
mình rải tâm hỉ đến họ bằng cách nào?
Đáp: Được sinh ra làm người đã là một sự
thành công lớn rồi, dù có gặp những điều khổ đau ở cõi người, nhưng so với những chúng sinh phải
sinh vào địa ngục, ngã quỷ, súc sinh thì sinh làm người vẫn là may mắn lớn.
Vậy hãy cầu mong cho họ không phải xa lìa sự thành công là được sinh ra làm
người. Thực hành như vậy thì hỉ tâm sẽ sinh khởi.
- Thực hành xong với người đáng kính thứ
nhất,
thiền sinh có thể lần lượt rải tâm hỉ đến người đáng kính thứ 2 – 3 – 4 - 5…10, càng nhiều càng tốt, tất cả đều vào đến tam thiền.
Rải tâm hỉ đến người không thương, không ghét
Tiếp theo thiền sinh sẽ hướng tâm đến một người bình thường, không thương, không ghét và rải tâm hỉ theo cùng
cách thức như vậy cho đến khi chứng đắc đến tam thiền, rồi đến người
bình thường thứ 2 cho
đến thứ 10…
Rải tâm hỉ đến người ghét
Tiếp theo thiền sinh hướng tâm đến một người mà mình từng ghét ở mức vừa vừa
và rải tâm hỉ như vậy cho đến tam thiền, rồi đến người ghét hơn thứ 2, thứ 3…
Phá bỏ ranh giới
Sau khi đã rải tâm hỉ đến ba hạng người là:
- Người quý kính
- Người bình thường
- Người đáng ghét
Thiền sinh sẽ thực hành sự phá bỏ ranh
giới giữa 3 hạng người này.
Thực hành phá bỏ ranh giới:
- Trước tiên thiền sinh rải tâm hỉ cho mình: “Cầu mong cho tôi không phải xa lìa thành
công đã đạt được”, chừng một phút dù nó không thể đắc thiền, chỉ là để đồng hóa mình với mọi người.
- Sau đó rải tâm hỉ đến một người
quý kính: “Cầu mong cho người thiện lành này không
phải xa lìa những thành công đã đạt được”
vào đến tam thiền
- Rồi rải tâm hỉ đến một người thường: “Cầu mong cho người thiện lành này không
phải xa lìa những thành công đã đạt được” vào đến tam thiền
- Rồi rải tâm hỉ đến một người ghét: “Cầu mong cho người thiện lành này không
phải xa lìa những thành công đã đạt được” vào đến tam thiền.
- Thực hành xong với một người
quý kính, người bình thường, người ghét thứ nhất rồi.
- Tiếp theo lại rải tâm hỉ đến một người quý kính, người bình thường, người ghét thứ 2, thứ 3… lần lượt vào đến tam thiền
- Thiền sinh làm đi làm lại nhiều lần, cho đến khi tất cả những người
quý kính, người bình
thường, người ghét
cùng hiện diện dưới ánh sáng của tâm hỉ là thiền sinh đã thực hành phá bỏ ranh
giới thành công. Hỉ
tâm bình đẳng với mong muốn cho tất cả mọi người đều được thành công trong cuộc
sống.
Mở rộng tâm hỉ
- Tiếp theo thiền sinh sẽ mở rộng tâm hỉ
ra 10 phương hướng theo 12 phạm trù từ gần tới xa đến khắp chúng sinh vô biên.
VD: Thiền sinh mở rộng ánh sáng sang hướng đông, lấy một đám đông chúng sinh dù đó là
người, hay thú, hay chư thiên… làm đối tượng và rải tâm hỉ cầu mong cho họ
không phải xa lìa những thành công đã đạt được…rồi lại hướng tâm sang một hướng
khác lấy một nhóm chúng sinh khác và thực hành tâm hỉ cũng tương tự như vậy.
- 10 phương hướng: Hướng đông; Hướng tây; Hướng nam; Hướng bắc; Hướng đông nam; Hướng tây bắc; Hướng đông bắc; Hướng tây nam; Hướng trên; Hướng dưới.
- 12 Phạm trù là gồm có:
+ Năm phạm trù không nêu rõ: Tất cả chúng sinh; Tất cả loài có hơi thở;
Tất cả sinh vật; Tất cả mọi loài; Tất cả cá thể.
+ Bảy phạm trù có nêu rõ: Tất cả nam nhân; Tất cả nữ nhân; Tất cả thánh nhân; Tất cả phàm nhân; Tất cả chư thiên; Tất cả nhân loại; Tất cả chúng sinh
nơi cảnh giới thấp.
Hỏi: Chúng sinh ở
những cảnh giới thấp như địa ngục, ngã quỷ, súc sinh… đang phải chịu đựng nỗi
khổ sở lớn thì sự thành công của họ là cái gì?
Đáp: - Hiện tại thì họ đang khổ sở, nhưng trong quá khứ họ đã từng thành
công như được làm người có nhiều tài sản, quyền lực, danh vọng… từng làm chư
thiên hưởng phước lạc thiên giới…
- Hoặc trong tương lai khi thoát khỏi cõi
khổ rồi thì lại được hưởng phước lạc ở những cõi lành…
- Vậy sự thành công của chúng sinh trong
cảnh giới thấp là thành công ở quá khứ hoặc ở tương lai.
Hỏi: Mục đích hành
thiền tâm hỉ là để làm gì?
Đáp: Để đối trị tâm ganh tị đối với sự
thành công của chúng sinh khác.
Hỏi: Với người quý
kính, mình không có tâm ganh tị, với người bình thường mình cũng không
ganh tị, tại sao phải rải tâm hỉ?
Đáp:
- Người quý trọng quá thì dễ trở thành tham ái, dính mắc với sự thành công của họ. VD: một người làm quan cả họ nghênh
ngang.
Hành thiền tâm hỉ với người quý
kính thì sẽ vượt qua
được hỉ ái với sự thành công của người mình quý kính.
- Người bình thường thì dễ trở thành vô cảm với sự thành
công của người ta. VD:
một người hàng xóm mới ngày nào là đứa trẻ chăn trâu, bây giờ đã trở thành quan lớn
mà mình vẫn gọi nó là trẻ trâu, thì coi chừng bị chém đầu.
Hành thiền tâm hỉ với người bình thường để có sự hoan hỉ với thành công
của người bình thường.
Hỏi: Với người thù
ghét, vừa nghĩ đến đã khởi tâm sân muốn cho họ gặp bất hạnh rồi, thì làm sao có thể hoan hỉ với sự
thành công của họ được?
Đáp:
- Thì phải dùng nhiều cách thức tác ý để hóa giải tâm
ganh tị
VD như tác ý đến sự độc hại của ganh tị
+ Người có tính ganh tị sẽ thì xấu xí:
vì người ganh tị thường thể hiện ra khuôn mặt và ánh mắt sầm sì khó chịu
+ Người ganh tị thì ngủ không ngon giấc:
vì không chịu được người khác thành công hơn mình nên tâm trạng căng thẳng, khó ngủ
+ Người ganh tị không gặp may mắn: vì
không có ai muốn ủng hộ người có tính ghen ăn, tức ở.
+ Người ganh tị thì không có tài sản: vì
thường gặp quả báo dữ, rủi ro, bất hạnh
+ Người ganh tị thì không có danh xưng:
vì mọi người đều ghét vị ấy
+
Người ganh tị thì
không có bạn bè: vì mọi người đều muốn lánh xa vị ấy
+ Người ganh tị thì khi chết phải tái
sinh vào cõi khổ: vì ganh tị nên thường suy nghĩ hại người là đang tạo ác nghiệp
về ý,
nên khi chết phải đọa vào cõi khổ.
- Nếu tác ý như vậy mà ganh ghét đố kị vẫn
khởi lên thì phải tự chế ngự chính mình:
+ Tật đố sẽ hủy hoại tâm thanh tịnh của
mình – vì thế hãy từ bỏ tật đố
+ Tật đố sẽ phá hủy mọi công đức đã gây
tạo – vì thế hãy từ bỏ tật đố
+ Tật đố sẽ tự hại chính mình – nên từ
bỏ tật đố
+ Tật đố sẽ khiến cho người khác thù
ghét lại, khiến cho oan trái chất chồng – nên từ bỏ tật đố
+ Chiến thắng tật đố ở trong lòng còn
hơn chiến thắng vạn quân địch – vì vậy hãy từ bỏ tật đố…
- Nếu tác ý như vậy mà ganh ghét vẫn khởi lên, thì lại tác ý đến nghiệp và quả của nghiệp:
+ Ta ganh ghét là ta đang tạo nghiệp
+ Ta sẽ là chủ nhân của nghiệp này
+ Ta sẽ là thừa tự nghiệp quả của nghiệp
ấy
+ Nghiệp ganh tị
này sẽ là thai tạng, là quyến thuộc đi theo ta từ kiếp này sang kiếp khác
+ Nghiệp ganh tị này sẽ không dẫn đến giác
ngộ viên mãn
+ Nghiệp ganh tị này không đạt được quả
vị thanh văn
+ Nghiệp ganh tị này không thể sinh
thiên giới
+ Nghiệp ganh tị này không thể sinh làm
người tốt đẹp…Mà trái lại nghiệp ganh tị này sẽ dẫn đến đọa lạc, dẫn đến bất hạnh, dẫn đến những nỗi khổ trong địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a tu la, hoặc làm người xấu xí, bần cùng, hạ tiện…
+
Người ganh tị cũng giống như kẻ tay cầm cục
than đỏ để đánh người, người chưa đau thì tay mình đã bị cháy hoặc giống như
người cầm cục phân ném người, người chưa bẩn thì tay mình đã dơ.
Vì vậy hãy dứt trừ ganh tị để tránh tạo nghiệp bất thiện, tránh quả báo bất hạnh về sau.
- Rồi lại tác ý đến người kia đang sân hận với
mình:
+ Người kia ganh tị với ta là họ đang tạo
nghiệp
+ Họ sẽ là chủ nhân của nghiệp sân ấy
+ Họ sẽ thừa tự nghiệp quả của nghiệp ấy
+ Nghiệp ganh tị
này sẽ là thai tạng, là quyến thuộc đi theo họ từ kiếp này sang kiếp khác
+ Nghiệp ganh tị này sẽ không dẫn đến giác
ngộ viên mãn
+ Nghiệp ganh tị này không đạt được quả
vị thanh văn
+ Nghiệp ganh tị này không thể sinh
thiên giới
+ Nghiệp ganh tị này không thể sinh làm
người tốt đẹp…Mà trái lại nghiệp ganh ghét sẽ dẫn đến đọa lạc, dẫn đến bất hạnh,, dẫn đến những nỗi khổ trong địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a tu la, hoặc làm người xấu xí, bần cùng, hạ tiện…
+
Người ganh ghét với
ta cũng giống như kẻ ngược gió tung bụi, chính họ sẽ là người dính bụi hoặc giống
như người nhổ nước bọt lên trời, rồi nước bọt sẽ rơi vào mặt họ.
Vì vậy ta hãy dứt trừ ganh ghét để tránh tạo
nghiệp bất thiện, tránh quả báo bất hạnh về sau.
- Nếu tác ý như vậy tật đố vẫn khởi lên thì lại tác ý đến dòng sinh tử
vô cùng tận: “Trong dòng luân hồi sinh tử vô tận khó có thể tìm được
ai chưa từng là cha mẹ, anh chị em với ta, vì vậy ta không được khởi lên ganh
ghét với bất cứ một ai ở đời”.
- Tác ý như vậy mà tâm tật đố vẫn khởi
lên, thì dùng trí tuệ phân tích các sự thật về thân
này:
+
Thân ta và thân người
kia chỉ là 32 thể trược:
tóc, lông, móng, răng, da… ta ganh tị với cái gì trong 32 uế trược ấy…”
+ Thân ta và thân người kia cũng chỉ là
tứ đại: đất, nước, lửa, gió, ta ganh tị với đại nào trong 4 đại ấy
+ Thân ta với thân người kia cũng chỉ
là 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, ta ganh tị với uẩn nào trong 5 uẩn ấy
+ 5 uẩn của ta và của người kia vốn vô
thường, khổ, vô ngã, ta ganh tị với vô thường, hay với khổ, hay với vô ngã
kia
Chỉ có người ngu mới ganh tị, tật đố, người có trí hiểu rõ bản chất của cái
thân này thì tật đố sẽ không có cơ hội khởi lên.
- Mặc dù đã tác ý như vậy mà tật đố vẫn khởi lên thì hãy cố gắng tặng cho
người đáng ghét đó một món quà. Khi tặng một món quà thì những hiềm hận trong
lòng mình và trong lòng người kia đều lắng xuống, dù có oan trái từ kiếp trước
thì oan trái ấy cũng tiêu tan. Như vậy pháp bố thí sẽ hóa giải được tật
đố hiệu quả nhất.
Hỏi: Sự khác nhau
giữa tâm hỉ và thiền tâm hỉ như thế nào?
Đáp:
- Tâm hỉ là niềm vui khởi lên khi thấy một hữu tình khác
đang đạt được những sự thành công, với ước muốn cho họ không phải xa lìa những thành công
đó.
- Thiền tâm hỉ là niềm vui đó khởi lên liên tục, không gián đoạn trên sự thành công của
người khác, đạt đến trạng thái ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và an trú sơ thiền…. Diệt tầm tứ, chứng và an trú nhị thiền… ly hỉ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác… chứng tam thiền…
Tâm hỉ thuộc
về tâm thiện dục giới.
Thiền tâm hỉ
thuộc về tâm thiện sắc giới.
Hỏi: Công dụng của tâm hỉ và thiền tâm
hỉ khác nhau như thế nào?
Đáp:
- Tâm hỉ có khả năng chế ngự được tâm tật
đố (ghen tức với người khác) ở mức độ thấp.
- Thiền tâm hỉ thì có khả năng chế ngự được tâm tật đố ở mức
độ rất cao.
Hỏi: Thế nào là sự
thành công? Thế nào là sự thất bại?
Đáp:
-
Khi những thiện nghiệp cho quả, một người được tiếp nhận những cảnh hài lòng thì được gọi
là thành công. VD:
+ Được sinh làm người, hay ở một cõi lành
là thành công
+ Được hưởng phước báu như sống lâu, sắc
đẹp, an vui, sức khỏe, trí tuệ… là thành công
+ Được gặp giáo pháp là thành công
+ Được thực hành giáo pháp là thành công
+ Được chứng ngộ giáo pháp là thành
công…
-
Khi những bất thiện nghiệp cho quả, một người phải gặp những cảnh không hài lòng thì đó là
thất
bại. VD:
+ Sinh ở các đọa xứ là thất bại
+
Hoặc sinh làm người
nhưng không được sống lâu, không mạnh khỏe, không an vui, không có sắc đẹp,
không có trí tuệ… là thất bại
+ Không được gặp chánh pháp,
không
thực hành chánh pháp… thì cũng được coi là thất bại
Hỏi: Một người mà
hiện tại đang gặp thất bại thì phải rải tâm hỉ đến họ như thế nào?
Đáp: Phải bỏ qua những thất bại và chỉ tác
ý đến những thành công ở quá khứ hoặc tương lai thì tâm hỉ mới sinh khởi được.
Hỏi: Mình hoan hỉ
với sự thành công của mình thì có phải là tâm hỉ vô lượng không?
Đáp: Tâm hỉ vô lượng chỉ khởi lên với đối tượng là những hữu tình ở bên ngoài
không khởi lên với bản thân mình.
Hỏi: Khi mình thích thú với những thành quả,
sự thành công của mình thì đó là tâm gì?
Đáp:
-
Nếu hoan hỉ với những thiện nghiệp mà mình đã làm thì đó là tâm thiện thọ hỉ.
-
Nếu hoan hỉ với những cảnh trần khả ái, hấp dẫn thì là tâm tà kiến thọ hỉ.
- Nếu hoan hỉ
khi thấy mình hơn người khác một cái gì đó thì là tâm ngã mạn thọ hỉ.
Hỏi: Khi mình thích thú với sự thành
công của những người thân thì là tâm gì?
Đáp:
- Nếu mình có sự chấp trước, đây là sự thành công của người thân của
tôi,
thì chỉ có hỉ tà kiến hoặc hỉ ngã mạn khởi lên.
- Còn nếu mình hoan hỉ với tâm bình đẳng, coi người thân cũng như tất cả hữu
tình khác thì hỉ vô lượng tâm mới khởi lên.
Hỏi: Người có tâm hoan hỉ mạnh thì thường
có biểu hiện như thế nào?
Đáp:
- Là người vui tính, hay cười, hay chúc mừng và khen ngợi sự thành công của người khác, coi sự thành công của người khác như của
chính mình.
- Người có tâm hỉ rất thân thiện, không có ác cảm với ai, nói chuyện với ai cũng khiến cho mọi
người vui vẻ.
- Người có tâm hỉ thì sẵn sàng giúp đỡ mọi người, tạo cơ
hội, cổ vũ, khích lệ cho mọi người đi đến thành công.
- Ưu điểm của tâm hỉ là không bị buồn phiền chi phối.
- Nhược điểm của nó là dễ trở thành sự vui nhộn thái quá.
Hỏi: Một người thường
có tính khó chịu với mọi người, muốn thay đổi tính cách đó để trở
thành người vui vẻ với mọi người thì phải làm sao?
Đáp: Phải thực hành thiền tâm hỉ, tác ý đến những khía cạnh thành công của
mọi người và mong muốn cho họ không phải xa lìa những thành công mà họ đã đạt
được.
Hỏi: Tại sao có
người thường ganh tị với sự thành công của người khác, muốn từ bỏ tâm ganh tị đó thì phải làm sao?
Đáp:
- Do tâm lý muốn hơn người, nên không thể chịu được khi thấy người
khác hơn mình. Vì vậy thường sinh tâm khó chịu với thành công của người
khác. Đó là tật đố.
- Muốn từ bỏ được tâm tật đố đó thì phải thực hành thiền tâm hỉ, mong muốn cho người khác không phải xa
lìa những thành công mà họ đạt được, thì sẽ từ bỏ được tâm ganh tị tật đố.
Hỏi: Người hay ganh tị tật đố thì thường
có biểu hiện như thế nào?
Đáp:
-
Tức tối khó chịu ở trong lòng khi thấy người khác thành công.
-
Bác bỏ, nói xuyên tạc, muốn phủ nhận thành quả của người khác.
-
Tìm cơ hội chống phá, phá hoại sự thành công đó.
Đó là biểu hiện
của người hay ganh tị tật đố
Hỏi: Thế nào là sự khác nhau giữa hoan
hỉ và tùy hỉ?
Đáp:
- Hoan hỉ khởi lên khi thấy người khác được hưởng những
thành quả tốt đẹp, với mong muốn cho họ không phải xa lìa những thành công
đã đạt được.
- Tùy hỉ khởi lên khi thấy người khác đang tạo tác những nhân tốt đẹp, với sự tán thán công đức của người đó
là: sadhu! lành thay!…
Hỏi: Khi hoan hỉ thì được cái gì? Khi
tùy hỉ thì được cái gì?
Đáp:
- Hoan hỉ khi thấy người khác hưởng quả lành, thì mình được niềm vui giống như chính
mình đang hưởng quả lành vậy.
- Tùy hỉ khi thấy người khác tạo nhân lành, thì sẽ được hưởng phước giống như
chính mình đang tạo nhân lành vậy.
Hỏi: Hỉ nào là cao thượng? Hỉ nào là hạ
liệt?
Đáp:
-
Hỉ hạ liệt là hỉ sinh lên với tà kiến khi tham ái ngũ dục
-
Hỉ hạ liệt hơn nữa là sinh lên với ngã mạn khi nghĩ mình hơn người khác
- Hỉ cao thượng là hỉ sinh lên với các tâm thiện dục giới
khi mình tạo các thiện nghiệp hoặc thấy người khác tạo các thiện nghiệp như: bố
thí, giữ giới, hành thiền, …
- Hỉ cao thượng hơn nữa là hỉ khi ly
dục, ly ác bất thiện pháp, chứng đắc sơ thiền, nhị thiền
- Hỉ cao thượng hơn nữa là hoan hỉ với sự thành công của chúng sinh đạt đến
trạng thái sơ thiền, nhị thiền, tam thiền
Hỏi: Khi xem các
loại phim, hài kịch khiến mình vui cười thích thú thì đó là hỉ gì? Có lợi ích
gì không?
Đáp: Vui với những trò hề giả tạo thuộc về
tà kiến thọ hỉ, càng xem càng si mê, không có lợi ích với người muốn thành tựu trí tuệ giác
ngộ.
Hỏi: Những tâm gì hiện diện trong bốn hạng
người sau:
Có người thương vì thấy chúng sinh khổ là
tâm gì?
Có người hoan hỷ vì thấy chúng sinh hạnh
phúc là tâm gì?
Có người thương vì thấy mình khổ là tâm gì?
Có người hoan hỷ vì thấy mình hạnh phúc là
tâm gì?
Đáp:
- Có người thương vì thấy chúng sinh khổ là tâm bi
- Có người hoan hỷ vì thấy chúng sinh hạnh phúc là tâm hỉ
- Có người thương vì thấy mình khổ là tâm sân
- Có người hoan hỷ vì thấy mình hạnh phúc là tâm tham
Hỏi: Muốn có cuộc sống tràn ngập niềm vui
thì phải làm gì?
Đáp:
- Phải hoan hỉ với những thành công của tất cả chúng sinh. Tức là phải
hành thiền tâm hỉ vô lượng, vô biên, không ganh tị, tật đố với bất cứ ai ở đời
Hỏi: Thực hành thiền tâm hỉ thì được những lợi
ích gì?
Đáp:
Có 11 lợi ích ki thực hành thiền tâm hỉ:
1. Ngủ trong an ổn: Vì tâm lý thanh thản không lo lắng
tức tối với ai
2. Thức trong an ổn: Vì
mình lúc nào cũng vui vẻ với mọi người,
nên sống ở đâu cũng được mọi
người chào đón yêu quý
3. Không có ác mộng: Vì
không oan trái với ai nên ngủ không có ác mộng
4. Được mọi người yêu mến:
Vì mình hoan hỉ với mọi người,
nên mọi người hoan hỉ lại với mình
5. Được Chư Thiên yêu mến:
Chư tThiên cảm nhận được tâm hoan hỉ, nên cũng hoan hỉ với
mình
6. Được Chư Thiên hộ
trì: Chư Thiên
thường hộ trì cho những người
có tâm thiện lành, không ganh tị tật đố
7. Lửa, khí giới, chất
độc, không làm hại đến thân: Tâm hỉ mạnh mẽ sẽ có năng lực bảo vệ mình khỏi những
nguy hiểm từ bên ngoài
8. Tâm dễ đắc định: Vì
tật đố là triền cái chướng ngại
cho định đã được đè nén thì rất
dễ tu tập định
9. Nét mặt khinh an: Người có tâm hỉ sẽ biểu hiện ra nét mặt
vui tươi, phúc hậu, dễ thương, dễ mến
10. Khi mạng chung, tâm
không rối loạn: Người có tâm
hỉ đến khi lâm chung không có những biểu hiện sợ hãi, vì những nghiệp cho quả
lúc cận tử thường là thiện nghiệp
11. Nếu chưa đắc Niết
bàn thì sẽ sinh về cõi Phạm Thiên: Một người đắc thiền tâm hỉ nếu chưa chứng quả A la hán thì thiện nghiệp thiền tâm hỉ đó sẽ cho quả, vị
đó sẽ hóa sinh ở cõi Phạm Thiên
Đó là 11 lợi ích của người thực
hành Pháp thiền tâm hỉ, tâm quảng đại vô biên, không ganh tị, tật đố với bất cứ
ai ở đời
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét