Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

THIỀN TÂM TỪ

Video Bài giảng THIỀN TÂM TỪ của Sư Thanh Minh  tại chùa Phúc Minh ngày 6/12/2019

Kết hợp nghe bài giảng, nên đọc thêm phần Thiền tâm TỪ trong sách PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH do Sư Thanh Minh biên soạn sẽ lợi ích hơn cho việc tu tập Tâm Từ. Xin được trích phần này: 

TU TẬP THIỀN BẢO HỘ

bốn thiền bảo hộ mà hành giả cần phải tu tập đó là:
-   Thiền tâm từ (bao gồm cả tâm bi, tâm hỷ tâm xả)
-   Thiền quán bất tịnh
-   Thiền niệm sự chết
-   Thiền niệm ân đức Phật.
Bốn thiền bảo hộ này sẽ giúp cho hành giả ngăn chặn được những pháp bất thiện khởi lên ở bên trong tâm, đồng thời cũng ngăn chặn cả những pháp bất thiện ở bên ngoài tác động, giúp cho hành giả giữ gìn được các tầng thiền đã chứng đắc. Vì vậy hành giả cần phải tu tập bốn thiền bảo hộ.

THIỀN TÂM TỪ

 - Thiền tâm từ là một trong bốn đề mục phạm trú: T - Bi - H - X, có đối tượng là những hữu tình
- Thiền sinh có thể hướng tâm đến một chúng sinh hay vô số chúng sinh, rồi khởi tâm mong muốn những điều tốt lành đến với họ thì đó là tâm từ
- Nếu duy trì được tâm trạng đó liên tục trong nhiều giờ không gián đoạn, thì thiền sinh sẽ chứng đắc an chỉ định từ sơ thiền đến tam thiền, nên được gọi là thiền tâm từ.
- Thiền tâm từ còn được coi là một trong những pháp thiền bảo hộ quan trọng nhất, có công năng bảo vệ hành giả tu tập:
+ Tránh được những nguy hiểm ở bên trong (Nó chế ngự được tâm sân hận của mình, nên không có ác ý với người)
+ Tránh được những nguy hiểm ở bên ngoài (Nó hóa giải được tâm sân hận của người khác với mình nên không bị người làm hại)
+ Hỗ trợ cho các pháp thiền cao hơn để đi đến giải thoát (Nó đè nén triền cái về sân hận, nên tu tập chỉ quán được dễ dàng)
Vì vậy thiền sinh thực hành được pháp thiền tâm từ sẽ có một cuộc sống tràn ngập an vui, hạnh phúc.
Phương pháp hành thiền tâm từ:
Lựa chọn đối tượng thích hợp:
Với thiền sinh sơ cơ cần hiểu rõ những đối tượng thích hợp và đối tượng không thích hợp. Nếu tập thiền trên những đối tượng không thích hợp thì sẽ gặp khó khăn cho sự đắc thiền, vì vậy thiền sinh cần phải tránh và phải hướng tâm đến những đối tượng thích hợp nhất.
Đối tượng không thích hợp:
+ Một người đã chết: Thiền  sinh sẽ không thể đắc thiền nếu rải tâm từ đến một người đã chết
+ Một người khác phái: Tham ái có thể phát sinh nếu thiền sinh rải tâm từ đến một người khác phái. Nhưng khi đã thực hành thiện xảo rồi, thì có thể rải tâm từ đến người khác phái
+ Một người quá thân: Sự lo lắng cho người thân có thể khởi lên làm tâm dao động. Nhưng khi đã đắc thiền rồi thì có thể rải tâm từ đến người thân
+ Một người quá ghét: Tâm sân hận có thể khởi lên khi nghĩ đến người quá ghét. Nhưng sau khi đắc thiền rồi thì có thể rải tâm từ đến người ghét.
Đối tượng thích hợp:
+ Người mình kính trọng
+ Người bình thường không yêu không ghét
+ Người mình ghét
+ Tất cả chúng sinh hữu tình
Thiền tâm từ cần được thực hành tuần tự, bắt đầu từ người mình kính trọng, rồi đến người bình thường, rồi đến người ghét và cuối cùng là mở rộng ra khắp không gian vô biên đến tất cả chúng sinh hữu tình…
Chọn cách tác ý:
- Thiền sinh lựa chọn một trong bốn cách tác ý sau để hành thiền tâm từ:
+ Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy
+ Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi khổ thân
+ Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi khổ tâm
+ Cầu mong cho người hiền thiện này được an vui hạnh phúc
- Trước tiên thiền sinh lựa chọn một câu dễ nhất để thực hành, cho đến khi đắc thiền rồi thì lần lượt thực hành hết cả 4 câu trên
- Có 2 hạng thiền sinh hành thiền tâm từ:
+ Một là người đã đắc thiền như tứ thiền hơi thở
+ Hai là người chưa đắc đề mục thiền nào.
- Với người đã đắc thiền, thì hãy nhập vào một tầng thiền, cho đến khi ánh sáng tỏa chiếu rực rỡ, thì rải tâm từ cho chính mình chừng 1 phút: “Cầu mong cho tôi thoát hiểm nguy”.
Hỏi: Tại sao lại rải tâm từ cho mình trước?
Đáp: Bản thân mình không phải là đối tượng để hành thiền tâm từ và cũng không thể đắc thiền. Nhưng phải rải tâm từ cho mình trước, để lấy mình làm cảm hứng.
Mình mong muốn được những điều tốt lành như thế nào thì cũng mong muốn những điều tốt lành như vậy với người khác
Như lời Đức Phật dạy:
Tâm ta đi cùng khắp – tất cả mọi phương trời
Cũng không tìm thấy được, ai thân hơn tự ngã
Tự ngã với mọi người, quá thân ái như vậy
Vậy ai yêu tự ngã, chớ hại tự ngã người”
Rải tâm từ đến người khả kính:
Sau khi rải tâm từ cho chính mình, thiền sinh đã đắc thiền rải tâm từ đến một người mình kính trọng nhất bằng cách hình dung ra khuôn mặt của người đó như đang ở trước mình với tác ý:
Cầu mong cho ngưi hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy….”
Niệm nhiều lần liên tục như vậy cho đến khi đắc thiền.
- Với người chưa đắc thiền thì việc thực hành sẽ khó hơn. Vị đó cũng phải tập trung tâm, cố gắng hình dung ra khuôn mặt của người cùng phái mà mình kính trọng nhất và tác ý: “Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy…”
Thiền sinh phải cảm nhận được trạng thái như thể người đó vừa được giải thoát khỏi một sự nguy hiểm nào đó.
Tập liên tục, làm đi làm lại nhiều lần như vậy cho đến khi phát triển được định và chứng đắc các tầng thiền.
Hỏi: Thế nào là đắc thiền?
Đáp: Khi nào thiền sinh duy trì tợ tướng trên hình ảnh đối tượng liên tục 1 2 - 3h cùng với tâm từ sinh khởi liên tục không bị gián đoạn, thì thiền sinh sẽ đạt được an chỉ định.
- Lúc này thiền sinh có thể kiểm tra 5 thiền chi:
+ Tầm: Hướng và đặt tâm vào đối tượng (Người khả kính)
+ Tứ: Duy trì và bám sát đối tượng
+ Hỉ: Thích thú với đối tượng
+ Lạc: Thoải mái với đối tượng
+ Định: Tâm định tĩnh, lặng lẽ trên đối tượng
- Khi hành thuần thục với sơ thiền rồi, thiền sinh có thể loại bỏ tầm tứ lên nhị thiền
- Khi thuần thục với nhị thiền, thì loại bỏ hỉ lên tam thiền.
- Tam thiền là bậc thiền cao nhất của thiền tâm từ.
- Khi đã thực hành xong câu thứ nhất là: Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy” vào được tam thiền rồi, thiền sinh có thể thực hành tiếp câu thứ hai, thứ ba, thứ tư, lần lượt vào đến tam thiền.
+ Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi khổ thân.
+ Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi khổ tâm.
+ Cầu mong cho người hiền thiện này được an vui hạnh phúc.
- Thực hành xong với người đáng kính thứ nhất, thiền sinh có thể lần lượt rải tâm từ đến người đáng kính thứ 2 3 4 - 5…10, càng nhiều càng tốt, tất cả đều vào đến tam thiền.
Rải Tâm Từ đến người không thương, không ghét
Tiếp theo thiền sinh sẽ hướng tâm đến một người bình thường, không thương, không ghét và rải tâm từ theo bốn cách, mỗi lần một cách, lần lượt vào đến tam thiền rồi đến người bình thường thứ 2 cho đến thứ 10…
Rải Tâm Từ đến người ghét
Tiếp theo thiền sinh hướng tâm đến một người mà mình từng ghét ở mức vừa vừa và rải tâm từ theo 4 cách đó, lần lượt đến tam thiền, rồi đến người ghét hơn thứ 2, thứ 3…
Phá Bỏ Ranh Giới:
Sau khi đã rải tâm từ đến ba hạng người là:
+ Người quý kính
+ Người bình thường
+ Người đáng ghét
Thiền sinh sẽ thực hành sự phá bỏ ranh giới giữa 3 hạng người này
- Thực hành phá bỏ ranh giới:
+ Trước tiên, thiền sinh rải tâm từ cho mình: “Cầu mong cho tôi thoát khỏi hiểm nguy”, chỉ rải tâm từ cho mình chng một phút, dù nó không thể đắc thiền, chỉ là để đồng hóa mình với mọi người.
+ Sau đó rải tâm từ đến một người kính: “Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy vào đến tam thiền.
+ Rồi rải tâm từ đến một người thường: “Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy” vào đến tam thiền.
+ Rồi rải tâm từ đến một người ghét: “Cầu mong cho người hiền thiện này thoát khỏi hiểm nguy” vào đến tam thiền.
+ Hành xong với một người kính – người thường – người ghét thứ nhất rồi. Tiếp theo lại rải tâm từ đến một người kính – người thường – người ghét thứ 2, thứ 3… lần lượt vào đến tam thiền theo bốn cách tác ý đã thực hành trước
+ Thiền sinh làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi tất cả những người kính, người thường, người ghét cùng hiện diện dưới ánh sáng của tâm từ là thiền sinh đã thực hành phá bỏ ranh giới thành công. Tâm từ bình đẳng, coi tất cả mọi người đều đáng thương, đáng mến như nhau.
Mở rộng Tâm Từ:
Tiếp theo thiền sinh sẽ mở rộng tâm từ ra 10 phương hướng theo 12 phạm trù từ gần tới xa, đến khắp chúng sinh vô biên
VD:
+ Thiền sinh mở rộng ánh sáng sang hướng đông, lấy một đám đông chúng sinh dù đó là người, hay thú, hay chư thiên… làm đối tượng và rải tâm từ theo bốn cách tác ý, cho đến khi chứng đắc tam thiền.
+ Rồi lại hướng tâm sang một hướng khác, lấy một nhóm chúng sinh khác và thực hành tâm từ cũng tương tự như vậy.
- 10 phương hướng: hướng đông, hướng tây, hướng nam, hướng bắc, hướng đông nam, hướng tây bắc, hướng đông bắc, hướng tây nam, hướng trên, hướng dưới.
- 12 phạm trù gồm có:
+ Năm phạm trù không nêu rõ:
- Tất cả chúng sinh
- Tất cả loài có hơi thở
- Tất cả sinh vật
- Tất cả mọi loài
- Tất cả cá th
+ Bảy phạm trù có nêu rõ:
- Tất cả nam nhân
- Tt cả nữ nhân
- Tất cả thánh nhân
- Tất cả phàm nhân
- Tất cả chư thiên
- Tất cả nhân loại
- Tất cả chúng sinh nơi cảnh giới thấp
Hỏi: Mục đích hành thiền tâm từ là để làm gì?
Đáp: - Để đối trị tâm sân
- Để chế ngự tâm sân
- Để hóa giải tâm sân
- Để đạt trạng thái của tình thương vô giới hạn như Đức Phật dạy:
Vị tỳ kheo với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân
Hỏi: Với người quý kính, mình không có tâm sân, với người bình thường, mình cũng không sân, tại sao phải rải tâm từ?
Đáp: - Người quý trọng quá thì dễ trở thành tham ái
- Người bình thường thì dễ trở nên vô cảm
- Vì thế cần phải rải tâm từ đến tất cả mọi người với tình thương bình đẳng như nhau. Vì để tránh rơi vào dính mắc với người quý và dửng dưng với người thường, nên phải thiền tâm từ đến cả đối tượng là người thương quý và người bình thường.
Hỏi: Với người thù ghét vừa nghĩ đến là đã khởi lên tâm sân rồi thì làm sao để phát triển được tâm từ?
Đáp:
- Thì phải dùng nhiều cách thức tác ý để hóa giải tâm sân hận
VD: Như tác ý đến sự độc hại của tâm sân:
+ Người sân thì sẽ xấu xí: Vì người sân mặt mày nhăn nhó trông hung dữ
+ Người sân thì ngủ không ngon giấc: Vì người sân thường căng thẳng nên khó ngủ
+ Người sân thì không gặp may mắn: Vì không có ai muốn ủng hộ và giúp đỡ người sân.
+ Người sân thì không có tài sản: Vì người sân dễ phá hại tiêu tan sự nghiệp
+ Người sân thì không có danh xưng: Vì khi sân thì hành xử thô lỗ nên không ai khen ngợi
+ Người sân thì không có bạn bè: Vì khi sân thì hay gây sự, nên bạn bè tránh xa
+ Người sân thì khi chết phải tái sinh vào cõi khổ: Vì khi sân thì thường tạo ác nghiệp, nên chết phải đọa vào cõi khổ
+ Người sân hận sẽ làm cho kẻ thù thỏa mãn: Vì kẻ sân hận gặp toàn những điều tai hại, nên nó khiến cho kẻ thù của nó thích thú
- Nếu tác ý như vậy mà sân hận không lắng xuống, thì hãy tác ý đến những tính tốt và bỏ qua những tính xấu của người đó:
+ Một người đáng ghét vì thường hay nói những điều xấu làm phiền não mọi người, nhưng lại hay làm những việc tốt có lợi cho mọi người, thì hãy quên đi lời nói và chỉ nhớ đến việc làm của người đó, thì tâm sân sẽ không khởi lên.
+ Một người đáng ghét vì có thân hành xấu, không giữ gìn oai nghi cử chỉ, làm những việc bất thiện nơi thân, nhưng lại có lời nói dễ nghe, lễ độ trong ngôn ngữ, thì hãy bỏ qua tính xấu của thân hành và chỉ nhớ đến những tính tốt về khẩu hành của vị đó thì sân hận sẽ không khởi lên.
+ Một người đáng ghét vì có thân hành xấu (Hay làm việc xấu về thân) và khẩu hành xấu (Hay nói lời xấu, không đẹp lòng người) nhưng lại có ý hành tốt.
Biểu hiện của người có ý hành tốt là: Người đó biết cung kính lễ bái những bậc đáng lễ như kính lễ Phật, kính lễ Pháp, kính lễ chư Tăng, lắng nghe diệu pháp và tinh tấn hành thiền. Thì hãy bỏ qua thân hành xấu và khẩu hành xấu chỉ nhớ nghĩ đến ý hành của vị đó thì sân hận sẽ không khởi lên.
+ Một người đáng ghét vì có cả thân hành, khẩu hành và ý hành đều xấu xa, bất thiện thì hãy khởi lòng thương xót, vì người đó chẳng bao lâu nữa sẽ phải tái sinh vào địa ngục, chịu những nỗi thống khổ cùng cực. Suy nghĩ như vậy thì tâm sân hận sẽ không khởi lên.
- Nếu tác ý như vậy mà sân hận vẫn khởi lên thì phải tự chế ngự chính mình:
+ Sân hận sẽ hủy hoại tâm thanh tịnh của mình – vì thế hãy từ bỏ sân hận
+ Sân hận sẽ phá hủy mọi công đức đã gây tạo – vì thế hãy từ bỏ sân hận
+ Sân hận sẽ tự hại chính mình – nên từ bỏ sân hận
+ Sân hận sẽ khiến cho người khác thù ghét lại, khiến cho oan trái chất chồng – nên từ bỏ sân hận
+ Mọi thứ chỉ là vô thường, chuyện mâu thuẫn đã qua rồi thì hãy buông bỏ nó đi – vì thế nên từ bỏ sân hận
+ Chiến thắng lòng sân hận còn hơn chiến thắng vạn quân địch – vì vậy hãy từ bỏ sân hận…
- Nếu tác ý như vậy mà sân hận vẫn khởi lên thì lại tác ý đến nghiệp và quả của nghiệp:
+ Ta sân hận là ta đang tạo nghiệp
+ Ta sẽ là chủ nhân của nghiệp sân này
+ Ta sẽ là thừa tự nghiệp quả của nghiệp sân này
+ Nghiệp sân này sẽ là thai tạng, là quyến thuộc đi theo ta từ kiếp này sang kiếp khác
+ Và nghiệp sân này sẽ không dẫn đến giác ngộ viên mãn
+ Nghiệp sân này không đạt được quả vị thanh văn
+ Nghiệp sân này không thể sinh thiên giới
+ Nghiệp sân này không thể sinh làm người tốt đẹp…
+ Mà trái lại nghiệp sân này sẽ dẫn đến đọa lạc, dẫn đến bất hạnh, dẫn đến những nỗi khổ trong địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a tu la, hoặc làm người xấu xí bần cùng hạ tiện…
+ Người sân hận cũng giống như kẻ tay cầm cục than đỏ để đánh người, người chưa đau thì tay mình đã bị cháy hoặc giống như người cầm cục phân ném người, người chưa bẩn thì tay mình đã dơ.
Vì vậy hãy dứt trừ sân hận để tránh tạo nghiệp bất thiện, tránh quả báo bất hạnh về sau.
- Rồi lại tác ý đến người kia đang sân hận với mình:
+ Người kia sân hận là họ đang tạo nghiệp
+ Họ sẽ là chủ nhân của nghiệp sân ấy
+ Họ sẽ thừa tự nghiệp quả của nghiệp sân này
+ Nghiệp sân này sẽ là thai tạng, là quyến thuộc đi theo họ từ kiếp này sang kiếp khác
+ Và nghiệp sân này sẽ không dẫn đến giác ngộ viên mãn
+ Nghiệp sân này không đạt được quả vị thanh văn
+ Nghiệp sân này không thể sinh thiên giới
+ Nghiệp sân này không thể sinh làm người tốt đẹp…
+ Mà trái lại nghiệp sân này sẽ dẫn đến đọa lạc, dẫn đến bất hạnh, dẫn đến những nỗi khổ trong địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, a tu la, hoặc làm người xấu xí bần cùng hạ tiện…
+ Người kia sân hận với ta cũng giống như kẻ ngược gió tung bụi, chính họ sẽ là người dính bụi hoặc giống như người nhổ nước bọt lên trời, rồi nước bọt sẽ rơi vào mặt họ.
Vì vậy ta hãy dứt trừ sân hận để tránh tạo nghiệp bất thiện, tránh quả báo bất hạnh về sau.
- Nếu tác ý như vậy mà sân hận vẫn khởi lên thì nên tưởng nhớ đến những đức tính đặc biệt của Đức Phật khi Ngài còn hành bồ tát đạo.
+ Trong truyện bổn sinh sīlavant: khi vương quốc bị kẻ địch xâm chiếm, Ngài không chống lại.
+ Khi bị chôn sống Ngài cũng không sân hận.
+ Khi được giải thoát và vào được phòng ngủ của tên vua cướp nước, Ngài cũng không giết hại hắn, mà còn đối xử như bạn, vua xâm lượt đã hối hận trả lại vương quốc cho Ngài
+ Nhờ sự nhẫn nhục và lòng từ không hận không sân nên Ngài đã tránh được một cuộc chiến tranh tàn sát.
Lòng từ vô sân của Ngài thật đáng để ta noi theo.
+ Trong kinh bổn sinh Khantidī, Ngài là một ẩn sĩ tu khổ hạnh trong rừng, khi Vua Kasi gặp Ngài, sinh lòng ghen ghét đã hỏi Ngài:
- Này Sa môn! Ngươi giảng pháp gì?
- Ngài đáp: Tôi giảng pháp nhẫn nhục
+ Vua sai người đánh Ngài bng dây có gai. Ngài không sân hận
+ Vua lại sai người chặt hết tay chân Ngài. Ngài cũng không sân hận
+ Để chứng minh lòng vô sân, Ngài phát nguyện lời thề chân lý và Ngài đã bình phục
Lòng từ vô sân của Ngài đã đạt đến mc tối thượng.
+ Ngay cả khi sinh làm súc sinh, Ngài cũng từng tu hạnh nhẫn nhục, không hận, không sân khi bị người sát hại
+ Khi voi chúa Chaddanta bị người thợ săn đâm bằng cây gậy tẩm thuốc độc.
+ Khi biết được người thợ săn làm theo lệnh của hoàng hậu kasi, giết voi để lấy ngà, thì voi liền dùng cưa cưa đứt đôi ngà, dâng cho thợ săn rồi mạng chung mà không hề khởi tâm sân hận.
Làm súc sinh còn thực hành được từ tâm vô sân như vậy huống chi làm người.
+ Khi làm Long vương Ngài thường lên nhân gian nằm trên tổ kiến và tu hạnh trai giới. Khi bị loài người bắt làm trò chơi, nếu khởi tâm sân, thổi hơi độc ra, thì tất cả mọi người sẽ chết hết, nhưng Ngài đã chế ngự được tâm sân hận và chấp nhận chịu sự hành hạ đau đớn đến cùng cực về thể xác.
Lòng từ không hận, không sân luôn là sở hành của các bậc thánh nhân. Như Đức Phật dạy: Dù có người đến dùng dao cắt từng miếng thịt thì cũng phải nhiếp tâm đừng khởi lòng sân hận.
- Nếu tác ý đến hạnh nhẫn nhục của Đức Thế Tôn trong quá kh như vậy mà sân hận vẫn khởi lên, thì lại tác ý đến dòng sinh tử vô cùng tận:
+ Trong dòng luân hồi sinh tử, ta vô tâm khó có thể tìm được ai chưa từng là cha mẹ, anh chị em với ta, vì vậy:
- Người ta đang sân hận ấy, trước kia đã từng là mẹ hiền sinh ra ta, chăm sóc nuôi nấng ta, ân sâu chưa trả, sao ta lỡ sân hận
- Người ta sân hận kia, có thể từng là cha ta, vì nuôi dưỡng ta mà phải bôn ba, ngược xuôi, gian nan vất vả nuôi dưỡng ta từng ngày, ân sâu như vậy sao ta có thể sân hận được…
- Tác ý như vậy mà tâm sân vẫn khởi lên thì dùng trí tuệ phân tích các sự thật về thân này:
+ Thân ta và thân người kia chỉ là 32 thể trược: tóc, lông, móng, răng, da… ta sân với cái gì trong 32 uế trược ấy…
+ Thân ta và thân người kia cũng chỉ là tứ đại: đất, nước, lửa, gió, ta sân hận với đại nào trong 4 đại ấy.
+ Thân ta với thân người kia cũng chỉ là 5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức, ta đang sân với uẩn nào trong 5 uẩn ấy.
+ 5 uẩn của ta và của người kia vốn vô thường, khổ, vô ngã, ta sân hận với vô thường, hay với khổ, hay với vô ngã kia.
+ Chỉ có người ngu mi sân hận, người có trí hiểu rõ bản chất của cái thân này, thì sân hận sẽ không có cơ hội khởi lên.
-  Mặc dù đã tác ý như vậy mà sân hận vẫn khởi lên thì hãy cố gắng tặng cho người đáng ghét đó một món quà.
+ Khi tặng một món quà thì những hiềm hận trong lòng mình và trong lòng người kia đều lắng xuống, dù có oan trái từ kiếp trước thì oan trái ấy cũng tiêu tan.
+ Như vậy pháp bố thí sẽ hóa giải được hiềm hận nhanh nhất và hiệu quả nhất.
+ Vì vậy người nào thường xuyên bố thí thì rất dễ hành thiền tâm từ - Người hành thiền tâm từ thì cũng sẽ ưa làm việc bố thí.
Hỏi: Thực hành thiền tâm từ thì được những lợi ích gì?
Đáp: Có 11 lợi ích khi thực hành thiền tâm từ:
1. Ngủ trong an ổn: Vì tâm lý thanh thản, không lo âu buồn phiền
2. Thức trong an ổn: Vì không phải lo đề phòng hay tranh chấp với ai
3. Không có ác mộng: Những tư tưởng lo sợ tạo thành ác mộng. Vì không lo sợ nên không có ác mộng
4. Được mọi người yêu mến: Vì mình yêu mến mọi người nên mọi người yêu mến mình
5. Được chư thiên yêu mến: Chư thiên cảm nhận được tâm từ, nên yêu mến người có tâm từ
6. Được chư thiên hộ trì: Chư thiên thường hộ trì cho những người có tâm thiện lành, không hận, không sân
7. Lửa, khí giới, chất độc không làm hại đến thân: Tâm từ mạnh mẽ sẽ có năng lực bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm từ bên ngoài
8. Tâm dễ đắc định: Vì sân là triền cái chướng ngại cho định đã được đè nén thì rất dễ tu tập định.
9. Nét mặt khinh an: Người có tâm từ sẽ biểu hiện ra nét mặt hiền lành phúc hậu, dễ thương dễ mến
10. Khi mạng chung tâm không rối loạn: Người có tâm từ đến khi lâm chung không có những biểu hiện sợ hãi, vì những nghiệp cho quả lúc cận tử thường là thiện nghiệp
11. Nếu chưa đắc Niết bàn thì sẽ sinh về cõi phạm thiên: Một người đắc thiền tâm từ nếu chưa chứng quả A la hán thì thiện nghiệp thiền tâm từ đó sẽ cho quả, vị đó sẽ hóa sinh ở cõi phạm thiên.
Đó là 11 lợi ích của người thực hành pháp thiền tâm từ quảng đại vô biên, không hận, không sân.
Chúc mọi người tbhết tâm sân hận chỉ còn lại tâm tvô lượng vô biên.

(hết phần Thiền Tâm Từ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét