Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019
Bộ Luận (Vi diệu pháp), các chú giải và sách, tài liệu mới có thể tải về được
.... Về mặt hành pháp, nhất là đối với những người hành thiền quán, Vi Diệu Pháp lại là một môn học thiết yếu nhất, nó cho chúng ta một sự hiểu biết rõ ràng về Danh Sắc, phân tích, giải thích rõ ràng các pháp hữu vi, nhờ đó, khi thực hành thiền quán, minh sát, chúng ta sẽ nhận định rõ ràng và chính xác về các đề mục (Thân, Thọ, Tâm, Pháp).
Một người đã học Abhidhamma, khi hành Tứ Niệm Xứ sẽ nhận định rõ ràng và chính xác các đề mục. Trái lại, một người hành Tứ Niệm Xứ mà không biết gì về Vi Diệu Pháp thì có thể lẩn lộn, sai lầm trong việc quán sát các đề mục.
Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2019
THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN (Hòa thượng Piyadassi Maha Thera)
Trong TẬP ĐẾ, nguyên lý "Thập nhị nhân duyên" hay pháp "Tùy thuộc phát sanh" có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vậy mà * Đức Phật nói: Vì không thấu triệt và thông suốt giáo lý này thế gian tựa hồ như một cuộn chỉ rối, một ổ chim, một bụi tre rậm, một đám lát. Vì không thấu triệt và thông suốt giáo lý này, con người không thể vượt qua khỏi đời sống ở những cảnh thấp hèn, không thoát khỏi trạng thái đau khổ, diệt vong và mãi mãi luân chuyển trong vòng luân hồi"*
*Xin được giới thiệu phần Nhập đề trong cuốn sách THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN, của Hòa thượng Piyadassi Maha Thera (Phạm Kim Khánh dịch). Sách tuy khá mỏng nhưng rất cô đọng đầy đủ những giá trị cốt lõi của sự thật về nguyên nhân của nỗi Khổ con người. *
Cảm nghĩ về con đường tu tập ở Thiền lâm viện Pa Auk
Thông qua Tứ diệu đế (chân lý về 4 sự thật của cuộc sống), Đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng cho chúng ta
về thực tại cuộc sống (Khổ đế), nguyên nhân của Khổ (Tập đế), sự vượt thoát khỏi cuộc sống Khổ ải đó (Diệt đế) và con đường để có thể vượt thoát, chấm dứt sự Khổ (Đạo đế).
Có đích đến, có bản đồ chỉ đường đến đích nhưng con người có nhiều căn cơ, trình độ, nghiệp, điều kiện sống (cá nhân, gia đình, xã hội) cụ thể rất khác nhau.
về thực tại cuộc sống (Khổ đế), nguyên nhân của Khổ (Tập đế), sự vượt thoát khỏi cuộc sống Khổ ải đó (Diệt đế) và con đường để có thể vượt thoát, chấm dứt sự Khổ (Đạo đế).
Có đích đến, có bản đồ chỉ đường đến đích nhưng con người có nhiều căn cơ, trình độ, nghiệp, điều kiện sống (cá nhân, gia đình, xã hội) cụ thể rất khác nhau.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐẠO PHẬT
37 PHẨM TRỢ ĐẠO
Hôm nay Sư (Ngài Ledi Sayadaw) sẽ giản lược trình bày ba mươi bảy Phẩm Trợ Ðạo, hay ba mươi bảy Bồ Ðề Phần, những Yếu Tố Cần Thiết cho sự Giác Ngộ [1], mà những ai muốn trau giồi thiền vắng lặng và thiền minh sát phải tận lực và quyết chí thực hành, nhằm tạo cho mình cơ hội hiếm hoi được tái sanh vào cảnh người trong thời kỳ có Giáo Huấn của vị Phật hiện tại (present Buddha Sàsana).
Pháp Bodhipakkhiya dhamma, Phẩm Trợ Ðạo, gồm bảy nhóm là:
1. Satipatthàna, Niệm Xứ (4 yếu tố),
2. Sammappadhàna, Chánh Cần (4 yếu tố),
3. Iddhipàda, Như ý Túc, hay căn bản của sự thành công, (4 yếu tố),
4. Indriya, Căn, hay Khả Năng Kiểm Soát (5 yếu tố)
5. Bala, Lực, hay Năng Lực Tinh Thần (5 yếu tố)
6. Bojjhanga, Giác Chi, những Yếu Tố của sự Giác Ngộ (7 yếu tố)
7. Magganga, Ðạo, những yếu tố của Con Ðường (8 yếu tố)
Tiểu sử ngài PA-AUK
Bậc Đại Thiền Sư Cao Thượng, Ngài Đại Trưởng Lão Pa-Auk Tawya Sayadaw, Tôn Giả Āciṇṇa được nhiều người biết đến với danh hiệu là “Tôn Giả Pa-Auk Tawya Sayadaw” (và trong các trường hợp ít nghi thức hơn thì gọi là “Pa-Auk Sayadaw”). “Sayadaw” trong tiếng Miến là một danh xưng để bày tỏ đối với những vị thầy đức hạnh, đáng tôn kính, đáng trọng vọng. Ngài là Viện chủ của Thiền lâm Pa-Auk, một hệ thống gồm những trung tâm thiền có quy mô lớn vào bậc nhất Myanmar. Thiền lâm Pa Auk có hơn 26 thiền viện chi nhánh trong cả nước Myanamar và khoảng 10 chi nhánh trên toàn thế giới.
Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019
CUỘC ĐỜI AJAHN CHAH
Ajahn Chah (danh xưng chánh thức do chùa Wat Pah Pong, Thái Lan dùng, cũng có nơi phiên âm là Achaan Chah) (1918-1992) là một vị cao tăng Thái Lan nổi tiếng về pháp Thiền thuộc Phật giáo Nguyên Thủy. (Ajahn là danh tôn xưng, không phải là tên). Đại đức tu theo truyền thống khổ hạnh của các vị tăng chỉ sống trong rừng chứ không ở chùa tại các đô thị. Các vị tăng này nhiều khi chỉ sống dưới gốc cây hoặc sau này chỉ ở tại các nơi xa xôi, hẻo lánh, các vị chỉ lập một chỗ sơ sài để tu hành, mà không làm những công việc khác như: cúng lễ, dạy học, nghiên cứu kinh điển.
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019
Lễ dâng y Kathina tại chùa Phúc Minh (Thái Bình)
Chùa Phúc Minh là một trong số rất ít chùa Theravada (nguyên thủy) tại miền Bắc. Năm nay lễ dâng y được tổ chức vào ngày 20/10/2019 (22/9 âm lịch). Dịp này chùa đang xây dựng tòa chánh điện nên cảnh quan chung khá ngổn ngang, tầng 1 của chánh điện vẫn chưa được quét sơn, lắp cửa ... các bậc thềm lên hiên sảnh vẫn đang xây dở ... Tuy vậy, với sự cố gắng của Ban tổ chức, buổi lễ vẫn được tổ chức chu đáo, trang trọng đem lại niềm vui hồ hởi cho mấy trăm phật tử không chỉ ở địa phương Thái Bình mà ở các tỉnh thành khác như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ An ... về dự lễ, tự tay dâng y và các vật phẩm cúng dường đến các chư tăng ni mới hoàn thành 3 tháng an cư kiết hạ tại chùa.
Kinh Nikaya và Các chú giải
KINH
- Kinh Trường Bộ. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
- Kinh Trung Bộ. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
- Kinh Tăng Chi Bộ. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
- Kinh Tương Ưng Bộ. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, I (Tiểu tụng, Pháp cú, Phật tự thuyết, Phật thuyết như vậy, Kinh tập). Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, II (Thiên cung sự, Ngạ quỷ sự). Gs Trần Phương Lan dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, III (Trưởng lão tăng kệ, Trưởng lão ni kệ). Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, IV (Chuyện Tiền thân, 1-120). Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, V (Chuyện Tiền thân, 121-263). Hòa thượng Thích Minh Châu và Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, VI (Chuyện Tiền thân, 264-395). Hòa thượng Thích Minh Châu và Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, VII (Chuyện Tiền thân, 396-473). Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, VIII (Chuyện Tiền thân, 474-520). Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, IX (Chuyện Tiền thân, 521-539). Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
- Kinh Tiểu Bộ, X (Chuyện Tiền thân, 540-547). Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
- Đạo Vô ngại giải (Patisambhidāmagga). Cư sĩ Nguyễn Văn Ngân dịch.
- Thanh tịnh đạo luận Toát yếu. Thích Phước Sơn biên soạn.
- Thanh tịnh đạo luận (Visuddhi Magga). Luận sư Buddhaghosa - Phật Âm (Thích Nữ Trí Hải dịch).
- Mi Tiên vấn đáp (Milinda Panha). Hòa thượng Giới Nghiêm Thitasilo dịch. Tỳ khưu Giới Ðức hiệu đính.
- Giải thoát đạo luận (Vimutti Magga). Luận sư Upatissa. Thiện Nhựt dịch từ bản Hán văn.
- Luận về Con Đường Giải Thoát (Vimutti Magga). Luận sư Upatissa. Thích Như Điển dịch.
GIẢNG
- Hướng dẫn đọc Tam Tạng Kinh Điển (Guide to Tipitaka). Gs. U Ko Lay (Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch).
- Học kinh Phật (I): Trường bộ kinh. Thiện Nhựt Huỳnh Hữu Hồng.
- Trích giảng Trung Bộ. Nhiều tác giả.
- Toát yếu Kinh Trung Bộ. Ni sư Thích Nữ Trí Hải tóm tắt và chú giải.
- Trích giảng Tiểu Bộ. Gs Trần Phương Lan
- Tích truyện Pháp Cú (Buddhist Legends). E. W. Burlingame. Thiền viện Viên Chiếu dịch
- Tìm hiểu kinh Pháp cú. Tâm Minh Ngô Tằng Giao.
PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (Vipassanabhavana)
Trong quyển PHÁP HÀNH THIỀN TUỆ (bộ Nền tảng Phật Giáo của Tỳ khưu Hộ Pháp), có giải thích về Pháp hành Thiền tuệ tại trang 1 - 7 như sau:
* Pháp-hành
thiền-tuệ (Vipassanābhāvanā) là pháp- hành chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn
toàn không có ngoài Phật-giáo. Pháp-hành thiền-tuệ
có từ khi Đức-Phật
Chánh-Đẳng-Giác có danh
hiệu là Đức-Phật Gotama xuất
hiện trên thế gian, và giáo pháp của
Đức-Phật còn đang lưu truyền trên thế gian, do nhờ các hàng thanh-văn đệ-tử
trí-tuệ của Đức-Phật, đã cố gắng tinh-tấn theo học pháp-học Phật-giáo và theo thực-hành pháp-hành Phật- giáo, nhất là thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.
Sách PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH THIỀN ĐỊNH
Cuốn sách nhỏ này ghi chép lại những bài giảng cơ bản về phương pháp thực hành thiền định dưới dạng câu hỏi và trả lời của Sư Thanh Minh ở chùa Phúc Minh vào các tối thứ bảy hàng tuần
Cuons sách có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với những người muốn tìm hiểu, thực hành 40 đề mục thiền định đúng với chành pháp của Đức Phật
Xin trân trọng giới thiệu đến Quý độc giả
Chùa Phúc Minh, mùa hạ năm 2019
LỜI NÓI ĐẦU
Đức Phật dạy hai phương pháp Thiền cần phải được tu tập để đi đến giải thoát chứng ngộ
Niết Bàn, đó là Thiền chỉ và Thiền quán. Một hành giả có thể tu tập thiền chỉ
samatha, trước rồi sau đó dùng chính năng lượng của các tầng
thiền đó làm nền tảng để tu tập thiền tuệ, vị ấy được
gọi là Chỉ thừa hành giả.GIỚI: Giới là gì?; Giới Có Nghĩa là Gì?; Gì Là Đặc Tính, Nhiệm Vụ, Tướng Trạng Và Nhân Gần Của Giới?
Muốn thành tựu, người Phật tử phải trì giới không buông lung ngày đêm. NHưng nếu không hiểu kỹ Giới là gì thì làm sao mà trì giới có kết quả. Là Phật tử chắc ai cũng đã biết về Giới và đang thực hành Giới ở các mức độ nhất định ...nhưng biết đâu cái biết đó có thể chưa đầy đủ. Vậy nên chăng xem trong sách THANH TỊNH ĐẠO giải thích về GIỚI như thế nào:
5 CÁCH DIỆT TRỪ VỌNG TƯỞNG
Trong cuộc sống, người Phật tử khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào mà từ tướng đó trong tâm khởi nên các ý tưởng bất thiện liên hệ đến Tham, sân, si thì phải làm thế nào để diệt trừ được tâm bất thiện đó.
Các thánh tích Phật Giáo ở Ấn Độ
Phật giáo tại Ấn Độ có 10 thánh tích quan trọng,
trong đó 4 thánh tích xếp ở trên trong danh sách sau được Phật tử quan tâm nhất, do ý nghĩa quan trọng của chúng gắn liền với cuộc đời Đức Phật, 6 thánh tích xếp ở dưới cũng rất quan trọng nhưng mức độ chú ý của tín đồ có phần ít hơn, bởi vì đa số không nghiên cứu sâu về lịch sử của Đức Phật chứ không phải các di chỉ đó ít quan trọng.
trong đó 4 thánh tích xếp ở trên trong danh sách sau được Phật tử quan tâm nhất, do ý nghĩa quan trọng của chúng gắn liền với cuộc đời Đức Phật, 6 thánh tích xếp ở dưới cũng rất quan trọng nhưng mức độ chú ý của tín đồ có phần ít hơn, bởi vì đa số không nghiên cứu sâu về lịch sử của Đức Phật chứ không phải các di chỉ đó ít quan trọng.
Phật Giáo là gì? Có phải là Triết học, Tôn giáo hay Luân lý không"
Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này.
Vài đặc điểm quan trọng của Đức Phật
Người Việt Nam, phải đến 90% tự nhận là theo Đạo Phật nhưng 90% trong số đó nghĩ đơn giản theo Đạo Phật là làm thiện, tránh ác rồi tháng 1, 2 lần đến chùa lễ lạt mà chẳng mấy ai thấy cần phải đọc, phải học thì mới thành Phật tử được. Bởi vậy mà ngay cách hiểu về Đức Phật cũng nhiều sai lạc thậm chí biến Đức Phật thành vị thần linh có thể biến hóa, thưởng phạt .... Trong tu tập Phật pháp, đức Tín đứng đầu tiên trong Ngũ căn Ngũ lực. Hiểu không đúng đắn về Đức Phật thì làm sao có đức Tín đúng đắn đối với Giáo pháp mà tu tập.
Xin được trích 1 đoạn trong sách PHẬT PHÁP CĂN BẢN của Hòa thượng Silananda, Sư Khánh Hỷ dịch,
Xin được trích 1 đoạn trong sách PHẬT PHÁP CĂN BẢN của Hòa thượng Silananda, Sư Khánh Hỷ dịch,
Đạo lộ tu tập của Trường thiền Pa Auk
Đức Phật đã thuyết giảng Đạo Phật một cách rất khoa học. Ta có thể phân ra hai phần rõ ràng Pháp Học (Pariyatti) và Pháp Hành (Patipatti), cũng giống như các nghành khoa học có hai phần Lý Thuyết và Thực Hành. Phần thực hành nhằm chứng minh bằng trải nghiệm rằng phần giáo thuyết là đúng. Pháp Hành của Đạo Phật sẽ chứng minh cụ thể rằng, người tu sẽ thực sự diệt được khổ, thoát khỏi vô thường và sẽ an trú được trong bốn Đạo quả và Níp Bàn.Pháp học (cái biết) cần phải chuyên sâu để thực hiện pháp hành. Pháp Hành (cái thấy) quan trọng hơn vì chỉ có Pháp Hành mới đem lại sự chứng ngộ trọn vẹn.
Sách và các tài liệu giảng, phân tích và tổng hợp về TỨ DIỆU ĐẾ
Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019
Sách HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP CĂN BẢN (Sư Thanh Minh)
Xin được giới thiệu tiếp cuốn HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP CĂN BẢN do sư Thanh Minh biên soạn từ những bài giảng của Sư vào các tối thứ bảy hàng tuần tại chùa Phúc Minh (Minh Quang, Vũ Thư, Thái Bình). Vì là kiến thức căn bản nên sách tập trung vào phần cốt lõi là TỨ THÁNH ĐẾ và hai bài kinh thuộc số quan trọng nhất: kinh Chuyển Pháp Luân và kinh Vô ngã tướng.
Cũng như cuốn HỎI ĐÁP PHÁP DUYÊN SINH, các câu hỏi đáp trong cuốn PHẬT PHÁP CĂN BẢN cũng rất cô đọng và tập trung nội dung chính yếu.
Cũng như cuốn HỎI ĐÁP PHÁP DUYÊN SINH, các câu hỏi đáp trong cuốn PHẬT PHÁP CĂN BẢN cũng rất cô đọng và tập trung nội dung chính yếu.
Chùa Phúc Minh (Minh Quang, Vũ Thư, Thái Bình) - ngôi chùa Theravada đầu tiên tại Thái Bình
Địa chỉ: Thôn La Nguyễn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Trụ trì: ĐĐ Thanh Minh
Trụ trì: ĐĐ Thanh Minh
Hiện tại, chùa Phúc Minh là ngôi chùa đầu tiên duy nhất theo hệ phái Theravāda tại Thái Bình. Đây là ngôi chùa làng có từ rất lâu đời được tôn thờ theo tín ngưỡng dân gian. Không ai nhớ chính xác được chùa thành lập vào năm nào, chỉ ước tính khoảng 400 năm về trước. Trong các bức hoành tại chùa có ghi lại vào thời vua Thành Thái năm thứ 11, chùa được trùng tu. Tính theo thời gian dương lịch là vào khoảng năm 1899.
Năm 1940-1947, chùa đã trải qua 2 đời trụ trì. Do thờ thế chiến tranh loạn lạc, từ năm 1947-2010, chùa không có ai trụ trì. Suốt thời gian hơn 60 năm đấy, người dân trong làng thay nhau đến trông coi chùa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)