về thực tại cuộc sống (Khổ đế), nguyên nhân của Khổ (Tập đế), sự vượt thoát khỏi cuộc sống Khổ ải đó (Diệt đế) và con đường để có thể vượt thoát, chấm dứt sự Khổ (Đạo đế).
Có đích đến, có bản đồ chỉ đường đến đích nhưng con người có nhiều căn cơ, trình độ, nghiệp, điều kiện sống (cá nhân, gia đình, xã hội) cụ thể rất khác nhau.
Chính vì thế mà trong 45 năm Đức Phật đã thuyết pháp rất nhiều phù hợp với mỗi đối tượng được nghe cụ thể.
Tu tập theo Phật Đạo phải đồng bộ cả Pháp hoc và Pháp hành như con người bước đi cần cả hai chân
Về pháp học, không tính những kinh sách của Đạo Phật bắc truyền (đại thừa), chỉ riêng kinh sách của Đạo Phật nguyên thủy cũng làm hoa mắt, dễ lạc lối trong rừng tri thức, nhưng dù sao với sự hướng dẫn giảng dạy của các bậc tôn túc đi trưóc, người dù sơ cơ nhưng vẫn có thể nắm được cốt yết của Tứ diệu đế được tinh giản.
Nhưng với Pháp hành, cùng 1 nội dung hướng dẫn trong kinh sách hoặc chỉ dạy cụ thể của các thiền sư, mỗi người sẽ có những cách hiểu để thực hành và trải nghiệm, kinh nghiệm khác nhau, trong những điều kiện khác nhau.
Quả là 1 điều nan giải: cùng 1 tấm bản đồ, cùng 1 hướng đi nhưng có quá nhiều cách đi, chỉ nghiêng lệch 1chút, lơ là, buông lung 1 chút là đã trượt xa ra ngoài con đường cần đi
Người viết chưa có duyên được gặp, được học trực thiếp với Ngài Pa Auk hay đến tu tập tại thiền lâm Pa Auk nhưng từ thực tế trải nghiệm của cá nhân qua thực hành một số phương pháp tu tập thiền khác nhau và được đọc, tự tập qua các cuốn sách của Ngài Pa Auk đã viết, đã giảng, đặc biệt là cuốn BIẾT VÀ THẤY (do sự Pháp Thông dịch) người viết đã chọn con đường tu tập theo đạo lộ của Ngài Pa Auk và rừng thiền Pa Auk ở Myanmar. Tất nhiên cũng song song bổ cứu thêm một số bài giảng của các Thiền, Giảng sư, các tu sĩ, cư sĩ khác có chung hướng đi.
Rất mong được các bậc tôn túc, các đạo hữu đã tu tập tại Thiền viện Pa Auk chỉ dạy thêm.
Cư sĩ Doãn Quốc Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét