Thứ Tư, 20 tháng 11, 2019

Sách HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP CĂN BẢN (Sư Thanh Minh)

Xin được giới thiệu tiếp cuốn HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP CĂN BẢN do sư Thanh Minh biên soạn từ những bài giảng của Sư vào các tối thứ bảy hàng tuần tại chùa Phúc Minh (Minh Quang, Vũ Thư, Thái Bình). Vì là kiến thức căn bản nên sách tập trung  vào phần cốt lõi là TỨ THÁNH ĐẾ và hai bài kinh thuộc số quan trọng nhất: kinh Chuyển Pháp Luân và kinh Vô ngã tướng. 
Cũng như cuốn HỎI ĐÁP PHÁP DUYÊN SINH, các câu hỏi đáp trong cuốn PHẬT PHÁP CĂN BẢN cũng rất cô đọng và tập trung nội dung chính yếu.
Cảm nghĩ cuốn sách không chỉ thiết thực có ích cho Phật tử mới mà cả đối với người đã tu tập lâu năm cũng rất có ích khi được hệ thống lại kiến thức một cách bài bản.

MỤC LỤC
23. THỨC UẨN 

Ghi chú: Mục lục trên là cuốn in năm 2018 (Cuốn in 2019 như ảnh không có chương IV)

Có thể tải file cuốn in 2018 về máy tính để đọc TẠI ĐÂY

Xin được trích mục 10- CHÁNH KIẾN để mọi người thử đối chiếu với cái hiểu của bản thân về tầm quan trọng và nội dung của chi phần đầu tiên trong Bát thánh đạo 



 Hỏi    : Như thế nào thì được gọi là chánh kiến?
Đáp   : Chánh kiến có 2 loại:
1.   Hiểu về sự thật: (Chánh kiến tương đối)
      Có nghiệp thiện - ác
      Có quả của nghiệp thiện - ác
      Có khổ
      Có nhân sinh ra khổ
      Có giải thoát
      Có con đường giải thoát
2.   Thấy sự thật: (Chánh kiến pháp tuyệt đối)
      Tuệ tri được danh sắc
      Tuệ tri nhân sinh ra danh sắc
      Tuệ tri danh sắc đoạn diệt
      Tuệ tri con đường đưa đến đoạn diệt
Hỏi    : Thế nào là tà kiến?
Đáp   : Tà kiến có 2 loại:
1.   Hiểu sai sự thật:
      Không có nghiệp thiện - ác
      Không có quả của nghiệp thiện - ác
      Không có khổ
      Không có nhân sinh ra khổ
      Không có sự giải thoát
      Không có con đường đi đến giải thoát
Không biết sự thật hoặc hiểu sai sự thật đều là tà kiến
2. Không thấy được sự thật:
        Không tuệ tri được danh sắc
        Không tuệ tri được pháp duyên khởi
        Không tuệ tri được Niết bàn
        Không tuệ tri được con đường đi đến Niết bàn
Hỏi    : Biết sự thật thì có lợi ích gì?
Đáp   : Có niềm tin đúng, có sự tinh tấn đúng, có chánh niệm, có chánh định, có chánh trí
Hỏi    : Thấy sự thật thì có lợi ích gì?
Đáp   : Thì sẽ: Nhàm chán - ly tham - đoạn diệt - từ bỏ - chánh trí - chứng ngộ Niết bàn
Hỏi    : Tại sao có người chánh kiến? Có người tà kiến?
Đáp   : Người có chánh kiến là do:
Thân cận bậc chân nhân
Lắng nghe diệu Pháp
Hỏi lại những điều chưa hiểu
Đàm luận về Phật Pháp
Người có tà kiến là do:
Thân cận người phi chân nhân
Nghe những lời phi pháp
Tin tưởng những điều sai trái
Đàm luận những điều vô ích
Hỏi    : Thế nào là người chân nhân?
            Thế nào là người phi chân nhân?
Đáp   : - Người chân nhân là người biết đúng và thấy đúng với 4 sự thật
              - Người phi chân nhân là người biết sai và thấy sai với 4 sự thật
Hỏi    : Một người học rộng biết nhiều có rất nhiều kiến thức thế gian thì người đó chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Nếu chấp thủ những kiến thức đó cho rằng đó là chân lý thì là tà kiến
  Học mà không chấp thủ thì không bị tà kiến.
Hỏi    : Khoa học phát minh ra nhiều thứ -  vậy khoa học chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : - Khoa học còn tương đối chưa tuyệt đối
            - Người nào chấp thủ khoa học là chân lý thì tà kiến
Hỏi    : Nhiều người thích xem tử vi tướng số để biết những chuyện quá khứ, tương lai thì đó là chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Là tà kiến.
          Vì chỉ thấy quả mà không hiểu về nhân
Hỏi    : Một người hành thiền quán được các kiếp sống quá khứ và tương lai thì là chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Là chánh kiến
             Vì tuệ tri được các nghiệp nhân sinh ra nghiệp quả.
Hỏi    : Làm sao thì biết được mình là người có tà kiến?
Đáp   : Cứ khi nào có tham ái thì có tà kiến - tà kiến luôn đi cùng với tham ái
Hỏi     : Một người không biết đến Phật Pháp nhưng thường làm các việc thiện mà không mong cầu quả báo thì có tà kiến không?
Đáp   : Có tà kiến.
          Vì họ cho rằng không có đời sau nên không có quả báo - hiểu sai sự thật.
Hỏi    : Có người tin rằng người chết đi sẽ có một linh hồn ra khỏi thân xác và vẫn sinh hoạt như người sống thì chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Tà kiến.
  Vì chết là đi tái sinh ngay, không có linh hồn tồn tại.
  Chấp có linh hồn là thường kiến.
Hỏi    : Có người tin rằng chết rồi thì biến mất chẳng còn gì cả thì chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Tà kiến. Đoạn kiến
Hỏi    : Có người tin rằng chết rồi đi tái sinh thì chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Có chánh kiến.
Hỏi    : Có người tin rằng có một cõi sống vĩnh hằng trên thiên giới thì chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Tà kiến. Cõi nào cũng vô thường, có sinh thì có tử.
Hỏi    : Có người được nghe một pháp chân chánh nhưng vị đó không biết đây là chánh pháp thì vị đó có chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Tà kiến.
Hỏi    : Một người được nghe một pháp không chân chánh vị đó biết pháp đó không chân chánh thì vị đó có chánh kiến hay tà kiến?
Đáp   : Có chánh kiến.
Hỏi    : Một người có chánh kiến có phân biệt được đây là chánh kiến, đây là tà kiến không?
Đáp   : Có.
Hỏi    : Một người tà kiến có phân biệt được đây là tà kiến, đây là chánh kiến không?
Đáp   : Không.
Hỏi    : Một người tà kiến có thể trở thành người có chánh kiến được không?
Đáp   : Có. Nếu người đó từ bỏ tà kiến và tiếp thu chánh kiến.
Hỏi    : Một người có chánh kiến có thể trở thành người có tà kiến được không?
Đáp   : - Chánh kiến ở mức tương đối, biết mà chưa thấy thì vẫn có thể thay đổi.
            - Chánh kiến là tuệ tri được pháp chân đế danh sắc và duyên khởi rồi thì sẽ không thay đổi cho đến hết kiếp này.
            - Chánh kiến là tuệ tri được bốn sự thật rồi thì mới thể nhập vĩnh viễn không bao giờ thay đổi.

Xin một lần nữa tri ân sư Thanh Minh và những vị thí chủ đã ân tống sách giúp cho các Phật tử, nhất là những người không có điều kiện và thời gian để đọc những quyển sách dài có được kiến thức căn bản giúp ích cho việc tu tập của mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét